TRÀ PHỔ NHĨ - TRÀ TỐT CHO SỨC KHỎE
Tin tức
Tin tức
TRÀ PHỔ NHĨ - TRÀ TỐT CHO SỨC KHỎE
Ngày đăng : 27/06/2020 - 3:57 PM
Xuất xứ: Phổ Nhĩ chủ yếu được sản xuất ở Phổ Nhĩ, Mặc Giang, Ninh Nhĩ, Cảnh Đông, Mãnh Hải, Mãnh Lạp, Cảnh Mã, Thương Nguyên, Song Giang, Lâm Thương, Nguyên Giang, Đại Lý, Bình Biên, Hà Khẩu, Mã Quan, Tây Trù, Quảng Nam, Tây Song Bản Nạp tỉnh Vân Nam; ngoài ra còn có huyện Bàn, Dong Giang tỉnh Quý Châu; Phù Tuy, Chiêu Bình khu tự trị Quảng Tây; Nam Tĩnh tỉnh Phúc Kiến; Nhũ Nguyên, Liên Sơn, Mậu Danh tỉnh Quảng Đông và các vùng Xương Giang, Quỳnh Trung, Lạc Đông, Bảo Đình, Lăng Thủy tỉnh Hải Nam. Sinh trưởng ở vùng rừng núi cận nhiệt đới và nhiệt đới có độ cao từ 1200 đến 1400 mét so với mực nước biển, giống trà lá to Vân Nam còn phân bố ở miền Bắc Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ, là một giống cây hiếm. Cây trà dại (bao gồm những cây trà dại được trồng và chăm bón) còn gọi là trà Phổ Nhĩ, phân bố ở cả phía nam tỉnh Vân Nam và tỉnh Hải Nam. Trong đó, Vân Nam có “cây trà vua” tuổi đời hơn 1800 năm, nhưng vì kích thước quá lớn, nên dù đã thực thi nhiều biện pháp bảo hộ, cây vẫn phải chịu nhiều tác động từ con người, nếu không tăng cường quản lý bảo vệ, có nguy cơ chết do bị tàn phá. Theo đà tăng trưởng dân số tỉnh Vân Nam, diện tích rừng tự nhiên đang thu nhỏ với tốc độ chóng mặt, thêm nữa, lượng người lên núi hái lá trà dại vào dịp “Tết Thanh Minh” hằng năm quá nhiều, khiến lượng cây trà dại cũng ngày một ít đi.
Chỉ tiêu phân loại
• Loại đặc biệt: búp 1 chồi 1 lá chiếm 70% trở lên, búp 1 chồi 2 lá chiếm 30% trở xuống
• Loại 1: búp 1 chồi 2 lá chiếm 70% trở lên, lá khác với độ non tương tự chiếm 30% trở xuống
• Loại 2: búp 1 chồi 2-3 lá chiếm 60% trở lên, lá khác với độ non tương tự chiếm 40% trở xuống
• Loại 3: búp 1 chồi 2-3 lá chiếm 50% trở lên, lá khác với độ non tương tự chiếm 50% trở xuống
• Loại 4: búp 1 chồi 3-4 lá chiếm 70% trở lên, lá khác với độ non tương tự chiếm 30% trở xuống
• Loại 5: búp 1 chồi 3-4 lá chiếm 50% trở lên, lá khác với độ non tương tự chiếm 50% trở xuống
Là một loại trà đặc biệt nhất trong các loại trà đứng ở góc độ kỹ thuật sản xuất cũng như đặc tính của sản phẩm .
- Chế biến: Trà phổ nhĩ ít đc người Viêt ưa thích có lẽ vì cái mùi mốc mốc của nó . Mùi mốc là 1 thuộc tính của trà phổ nhĩ . Nó liên quan đến phương phăp chế biến loại trà này . Làm trà phổ nhĩ bản chất là ủ trà lên mốc trong những điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp . Nguyên liệu làm trà tốt nhất là trà san tuyết cổ thụ , nhì đến san tuyết trồng đại trà , các giống trà khác cũng làm ra đc phổ nhĩ nhưng chất lương thấp . Trà búp tươi hái bình thường như giống như để làm các loại trà khác . Tốt nhất là búp 1 tôm 2 lá . Trà búp tươi đc sào qua cho mềm rồi đưa vào vò để phá vỡ các tế bào rồi sấy khô hoặc phơi khô tự nhiên . Đến đây nó được gọi là trà vàng . Viêt nam ta chính là một nguồn cung cấp trà vàng cho những nhà sx trà phổ nhĩ Trung Quốc nhiều năm rồi . Trà vàng đc làm ẩm và đưa vào ủ cho tiếp tục lên men để tanin trong trà được chuyển hóa toàn phần thì hết giai đoạn ủ . Sau đó nó phải tiếp tục để mốc . Mốc của trà phổ nhĩ có sẵn trong tự nhiên nó chỉ có thể sống và phát triển trên giá thể là trà trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp . Đây là kháu quan trọng nhât và cần kinh nghiệm thâm sâu trong chế tác nhất . Người làm trà ko thể can thiệp vào khâu này . chỉ có thể tạo điều kiện tốt nhất về nhiệt độ độ ẩm thông gió tốt còn lại thì tất cả là do trời và nấm mốc đang vi vu đâu đó trong bầu trời . Trình độ của người làm trà cao hay thấp chỉ ở chỗ làm thế nào để nấm trà phát triển mà ko làm các loại nấm tạp xâm nhập vào trà . Trà phổ nhĩ để càng lâu càng ngon và càng quý . 10 năm là tuối trà trung bình . 25 năm là trà quý . Trên 25 năm thì là của hiếm mất rồi . Vì phải ủ lâu như thế nên trước khi ủ ngưới sản xuất phải kiểm tra trà rất kỹ . Chất lượng trà phải đáng để ủ lâu thì mới đưa vào ủ . Điều này thì nó giống rượu vang . Tất nhiên muốn ủ lâu đc cần có những khu ủ tốt : mát , nhiệt độ ổn định , thông khí tốt , độ ẩm đầy đủ và ổn định . Tốt nhất là ủ trong hầm được xây ngầm dưới đất . trước khi ủ mốc người ta có thể ép trà thành từng bánh hoặc để cánh rời cũng có cái hay . Trà phổ nhĩ đã mất hẳn vị chát , vị thanh ngọt dịu là vị chủ đạo , thơm mùi mốc của trà , không được có mùi hôi tanh . Nếu bị hôi tanh là trà bị thối hoặc bị nấm tạp xâm nhập trà đã bị hôi tạnh thì nên vứt đi . Cũng không được lẫn mùi tạp khác . Chỉ thuần có cái mùi thơm mốc của trà. Nước trà phổ nhĩ có mầu đỏ booc – đô, mặc dù là trà để mốc lâu ngày nhưng nước vẫn trong không gợn vẩn không đen đấy mới là trà tốt . Trà phổ nhĩ có tính mát rất lành thanh nhiệt giải độc gan thận .
Giá trị: Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà có thể nói là đắt đỏ nhất thế giới vì 2 lý do. Thứ nhất là trà Phổ Nhĩ thường được làm từ giống trà cổ thụ (có thể trồng hoặc mọc hoang). Thứ hai là do Trà Phổ Nhĩ lên men trong nhiều năm (như rượu vang), nên những bánh trà càng nhiều tuổi thì lại càng đắt. Chính vì được giá nên không ít người làm trà tìm đủ mọi cách để làm giả hay nhẹ hơn là đưa thông tin sai lệch để bán với giá trên trời. Sau đây là kinh nghiệm riêng của người viết để đánh giá Phổ Nhĩ tốt. Lưu ý là uống trà là theo gu nên có thể bạn sẽ có cách đánh giá khác, và ý kiến cùng với quan điểm cá nhân thì không luôn luôn đúng.
- Đánh giá bằng hương vị
Mùi Hương: Mùi hương thường là cách chính để đánh giá trà nhưng đối với Phổ Nhĩ thì không hẳn là quan trọng nhất. Trong một số ít vùng trà mà người viết thử qua thì trà đến từ núi Nan Nựu, Mãnh Khố, Mãnh Tống và Cảnh Mại thường có mùi rất thơm, uống vào rồi thở ra vẫn thấy miệng thơm mùi trà. Trong khi đó vùng “đệ nhất Phổ Nhĩ sống” là núi Dị Võ lại có mùi hương rất nhẹ, nhẹ đến nỗi là lượt nước đầu tiên gần như không có mùi gì, cứ ngỡ là ngâm chưa đủ lâu. Nhưng sự thật là trà đến từ Dị Võ luôn có mùi hương nhẹ nhàng như vậy, nên dễ khiến nhiều người chê là đắt nhưng không thơm.
Những cách đánh giá mùi hương trà Phổ Nhĩ:
Một trong những cách thử mùi trà tốt nhất là làm nóng chén khải bằng nước nóng. Sau đó cho trà vào chén, đậy lại rồi lắc nhẹ. Khi mở chén ra thì chúng ta dễ dàng ngửi được mùi lá trà vì mùi hương thường rất dễ lan toả trong môi trường nóng ẩm cao. Sau mỗi lượt pha thì chúng ta cũng có thể mở nắp để ngửi trực tiếp lá trà sau mỗi lượt biến đổi ra sao. Đây cũng là cách dễ nhất để đánh giá hương trà. Khi trà đã rót ra chén thì chỉ nên rót tầm nửa chén mà thôi. Lúc này hương trà bị “bó hẹp” bởi khoảng không nhỏ giữa nước và miệng chén, nên khi chúng ta đưa mũi vào thì cũng dễ cảm nhận mùi hương hơn. Khi ngửi trà từ chén thì chúng ta thường dùng mũi trước (orthonasal olfaction), nhưng chúng ta còn có mũi sau (retronasal olfaction) còn “lợi hại” hơn. Dùng mũi sau thì cũng chẳng có gì khó, khi vừa nuốt trà vào bụng thì chúng ta ngậm miệng lại rồi thở ra bằng đường mũi. Khi ấy hương trà sẽ được đẩy từ bụng rồi tiếp xúc với mũi sau, lên một chút là gặp mũi trước rồi mới bị đẩy ra ngoài bằng lỗ mũi. Lúc này chúng ta sẽ dùng cả mũi trước và sau thay vì chỉ dùng mũi trước khi ngửi. .
Vị đắng: Nếu bạn có dịp xem qua trang Aliexpress, Taobao hay Ebay thì có thể thấy hầu hết những người bán trà Phổ Nhĩ đều khẳng định trà của mình làm từ cây trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Có người còn ghê gớm khẳng định luôn trà mình làm từ cây nghìn tuổi. Sự thật là cả thế giới chỉ còn 2 cây trà trên 800 năm tuổi và đang được bảo tồn gắt gao. Mà cho dù những cây trà cổ thụ đó được phép thu hái thì họ có bán trên thị trường hay không? Hay là mang đấu giá để được rất nhiều tiền hơn.
Ngoài ra thì việc phân biệt cây cổ thụ vẫn còn khá mù mờ. Đối với một số người thì cây phải trên 300 năm tuổi mới gọi là cổ thụ, vì đã gọi là cổ thụ thì phải bằng mấy đời người gộp lại. Nhưng đối với người khác thì cổ thụ thì chỉ cần 100 năm hay thế kỷ là đủ rồi. Chẳng biết sao nhưng nghe nói chính phủ Trung Quốc sẽ ban hành một bộ luật riêng để quy định tuổi như thế nào thì mới được gọi là cổ thụ.
Vậy thì vị đắng giúp phân biệt tuổi cây trà ra sao?
Nếu trà uống vào có vị đắng, nhưng chuyển dần sang chát thì bánh Phổ Nhĩ đó được làm từ cây trà còn non, hay tiểu thụ. Nếu trà uống vào có vị đắng nhẹ, nhưng chuyển dần sang ngọt và có thể kèm theo chát nhẹ thì bánh Phổ Nhĩ đó được làm từ cây trà đại thụ hay cổ thụ. Ngoài ra thì thời gian chuyển hoá từ đắng sang ngọt chát ở cây trà cổ thụ cũng kéo dài lâu hơn so với cây trà non. Thông thường thì người uống dễ ghét vị đắng, nên khi uống trà Phổ Nhĩ làm từ cây trà non lại thích vì vị đắng mất đi nhanh. Trong khi đó vị đắng ở cây trà cổ thụ lại kéo dài nên lại rất khó chịu. Tuy nhiên vị đắng một phần cũng là do giống và vùng trà, nên dù có làm từ cổ thụ hay tiểu thụ vì vẫn đắng nhiều. Cùng thuộc Vân Nam nhưng cây trà đến từ núi Bố Lãng thường có vị đắng nhiều, trong khi đó trà đến từ Dị Võ lại nhẹ nhàng hơn.
- Vị chát: Vị chát là vị khi đầu lưỡi của chúng ta cảm thấy tê tê hay cay cay giống như uống rượu vang. Thông thường thì bánh trà Phổ Nhĩ làm từ cây trà non hay trà mới được trồng bởi bàn tay con người sẽ chát nhiều hơn so với trà cổ thụ.
- Hậu Vị: So với vị đắng và vị chát thì hậu vị sẽ dễ cảm nhận hơn. Hậu vị mà hầu hết người uống trà mong muốn ở trà đó là vị ngọt. Cây trà cổ thụ thường sẽ có hậu ngọt kéo dài ở cổ họng, không thấy khô cổ, nuốt nướt miếng liên tục vẫn thấy ngọt. Còn cây trà non có thể có cùng độ ngọt, nhưng có thể sẽ thấy khô cổ, đồng thời vị ngọt cũng phai đi rất nhanh.
- Cách Pha: Về nguyên tắc, pha trà Phổ Nhĩ nên chọn dùng nước mềm, như nước tinh khiết, nước khoáng… cũng có thể dùng nước máy phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cho ăn uống. Có thể tìm thấy nước suối ngay tại địa phương sinh sống là tốt nhất, nước suối loại tốt nhất định phải phù hợp 6 tiêu chuẩn “thanh, khinh, cam, hoạt, khiết, liệt”; thanh là trong suốt thấu minh, khinh là sức căng bề mặt nước lớn, cam là ngọt lành vừa miệng, hoạt là nước chảy chứ không phải nước đọng, khiết là sạch sẽ không có tạp chất, liệt là lạnh. Khi pha trà cần khống chế tốt nhiệt độ của nước, nhiệt độ của nước có ảnh hưởng rất lớn đến hương và vị của nước trà, trà Phổ Nhĩ yêu cầu dùng nước sôi 100°C để ngâm. Lượng lá trà cho vào ngâm tùy thuộc khẩu vị của người uống, thường thì 6-8g lá trà tương ứng với 150ml nước, tỷ lệ trà với nước ở khoảng 1:50 đến 1:30 sẽ khiến hương trà nồng đượm hơn Nhất định phải rửa trà, tức là lần nước sôi đầu tiên đổ vào rồi chắt ra ngay, có thể rửa trà 1-2 lần, tráng nhanh, tránh làm ảnh hưởng đến hương vị. Khi chính thức ngâm, chỉ để khoảng 10-15 giây rồi lập tức đổ nước trà ra chén tống, bã trà trong ấm tiếp tục ngâm Số lượt ngâm càng tăng, thời gian ngâm càng dài, từ 10 -15 giây tăng lên thành nhiều hơn , như vậy độ đậm nhạt của nước trà ở mỗi lượt ngâm mới giống nhau được.
Bài viết khác
BST QUÀ TẾT 2024 - XUÂN HẠNH PHÚC TẾT AN KHANG (29.11.2023)
Trái cây sấy có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn? (25.04.2023)
Mách bạn bí quyết ăn granola để giảm cân hiệu quả (13.04.2023)
6 lợi ích của hạt macca đối với sức khỏe (12.04.2023)
Ăn Granola Như Nào Cho Đúng Cách ? (31.03.2023)
Những Lợi Ích Của Mơ Sấy Dẻo Với Ta (31.03.2023)
Tác dụng của việc việc ăn hạt dẻ cười ? (31.03.2023)
Granola Là Gì ? Lợi Ích Mang Lại Là Gì ? (27.03.2023)
Chọn Granola Liệu Có Đơn Giản Như Đi Chợ ? (31.03.2023)
Các Dụng Cụ Không Thể Thiếu Trong Nghệ Thuật Trà Đạo (09.03.2021)
Giới Thiệu Về Trà thất (13.03.2023)
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ẤM TỬ SA (13.03.2023)
Phân Biệt Các Loại Trà Phổ Biến Nhất (03.03.2021)
TÌM HIỂU CÁCH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT HẠNH NHÂN (02.03.2021)
NHỮNG GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HẠT HẠNH NHÂN (01.03.2021)
Giải Mã Vì Sao Trà Phổ Nhĩ Có Giá Cực Kỳ Đắc Đỏ (25.02.2021)
Nơi Nào Bán Những Món Quà Tết Ý Nghĩa Và Tinh Tế? (27.01.2021)
Top Món Quà Tinh Tế Vào Dịp Tết (19.01.2021)
Phong Tục Tặng Quà Của Người Việt Nam (14.01.2021)
Công Dụng Của Trà Phổ Nhĩ Đối Với Sức Khỏe (05.01.2021)
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Hạt Điều (05.01.2021)
“Tất tần tật” Về Trà Phổ Nhĩ (21.12.2020)
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Hạt Macca (14.12.2020)
NGÀY HỘI KẾT NỐI KINH DOANH – BNI ALPHABIZ CHAPTER (28.06.2020)
TRÀ THẤT THEO PHONG CÁCH NHẬT (25.06.2020)