Logo

Phân Biệt Các Loại Trà Phổ Biến Nhất

Tin tức

Tin tức

Phân Biệt Các Loại Trà Phổ Biến Nhất

Ngày đăng : 03/03/2021 - 2:03 PM

Trong thế giới trà, trà có vô số chủng loại. Chỉ kể đến Trung Quốc, đã có hơn 200 loại trà khác nhau, nhưng có đến hơn 40 quốc gia canh tác và sản xuất trà. Cùng một giống trà, nhưng nếu được trồng ở điều kiện thổ nhưỡng khác nhau sẽ cho ra loại ra khác nhau hoàn toàn, vì thế không thể nào kể được có bao nhiêu loại trà trên thế giới.

Không tính đến các loại trà được làm từ các loại hoa, lá khác, trà chính thống (được chế biến từ cây Camellia Sinensis) được chia thành 5 nhóm chính là Trà Xanh (trà không oxy hóa), Trà Oolong (oxy hóa 1 phần), Trà Đen (oxy hóa toàn phần), Bạch Trà và Trà Phổ Nhĩ. Vậy làm thế nào để phân biết các loại trà ấy? Cùng Chát Nuts & Tea tìm hiểu điều đó thông qua bài viết sau nhé.

  1. Trà Xanh (lục trà)

Trà Xanh thường có nhiều hình dạng khác nhau như: lá dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn, vo viên,… có màu sắc thường thấy là màu xanh xám, xanh đen, xanh nhạt. Khi được pha, nước trà sẽ có màu xanh lục tươi sáng, vị trà khi uống sẽ hơi chát.

 

Trà xanh là loại trà phổ biến và được yêu thích nhất ở Việt Nam. Một số loại trà tiêu biểu của Việt Nam là trà Thái Nguyên (trà Bắc, trà Móc Câu, trà Nón Tôm), trà Sen Tây Hồ, trà Lài, trà Bưởi, trà ngâu…

Trà xanh
Trà xanh

 

Trà xanh được chế biến ngay sau khi lá trà được hái xuống và chỉ trải qua 4 giai đoạn: Hái trà, Làm héo, Vò trà, sấy khô. Điểm mấu chốt trong cách chế biến trà xanh là sử dụng nhiệt để ngăn chặn quá trình oxy hóa diễn ra, là trà sau khi được hái xuống sẽ được cho vào chảo nóng để làm héo lá, sau khi lá mềm sẽ được vò rồi ngày lập tức lại cho vào chảo để sấy khô.

 

Trà xanh có công dụng giúp tinh thần tỉnh táo sảng khoái, hỗ trợ lọc thận lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm, ổn định huyết áp và phòng chống ung thư.

 

  1. Trà Oolong

 

Trà Oolong là trà được lên men một phần, khoảng từ 20%-80%. Mức độ oxy hóa được nhận biết thông qua màu sắc nước trà khi được pha, nước trà sẽ có màu từ xanh sang vàng, hổ phách, nâu đỏ.

 

Trà oolong có vị chát mềm mại và ngọt ngào hơn so với trà xanh. Nó có thể có mùi hương gỗ, hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây,...

Trà oolong

 

Một bước khác biệt trong quá trình chế biến trà Ô Long truyền thống là bước bầm tím (còn gọi là lắc hoặc rung chuyển). Lá bị lắc, cuộn nhẹ hoặc xẹp xuống cho đến khi các cạnh bị bầm. Vết bầm này gây tổn thương lớp tế bào và bắt đầu quá trình oxy hóa. Bầm tím như một bước xử lý là một quá trình lặp đi lặp lại trong đó các lá bị bầm tím dẫn đến héo và oxy hóa từ từ.

Quá trình xảy ra lặp đi lặp lại cho đến khi chúng đạt đến mức oxy hóa mong muốn. Các lá trà sau đó được sấy diệt men (ở một mức nhiệt độ nhất định) để ngăn chặn quá trình oxy hóa và được định hình, cuối cùng là sấy khô.

 

Trà oolong có lợi cho đường hô hấp, giải tỏa căng thẳng. Uống trà oolong hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì.

 

  1. Trà Đen (Hồng trà)

 

Trà đen còn được gọi là trà đỏ “read tea”. Vì được oxy hóa hoàn toàn nên lá trà có màu đen, thơm nồng, khi pha nước trà sẽ có màu nâu đỏ, vị mạnh hơn các loại trà khác. Trà đen có thể giữ được hương vị trong nhiều năm. Trà đen không phổ biến tại Việt Nam như trà xanh và trà oolong, chủ yếu thấy nhiều trong pha chế trà sữa.

 

Lá trà được trải qua lần lượt 5 bước của quy trình làm trà, trà được Oxy hóa hoàn toàn. Trà đen là loại trà duy nhất không áp dụng kỹ thuật diệt men. Quá trình oxy hóa trà xảy ra các phản ứng hóa học, pholyphenol giảm 90% đồng thời sinh ra thành phần Theaflavin và Thearubigins. Nếu tỷ lệ Theaflavin và Thearubigins hòa hợp sẽ cho ra nước trà màu đỏ tươi sáng.

trà đen
 

 

Trà đen có tác dụng làm ấm, hỗ trợ tiêu hóa và đặc biệt là tăng cường chức năng tim mạch, giải độc.

 

  1. Trà Trắng

 

Là loại trà hoàn toàn được làm từ búp non từ giống trà lá to trồng ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp. Sở dĩ gọi là trà trắng vì trà có lớp lông mao bao phủ trên búp trà, màu trắng tinh khôi, đẹp mắt. Nước trà màu vàng nhạt, rất trong, vị trà hương thơm tinh tế. Vì chỉ lấy búp trà để chế biến nên thành phần dược chất quan trong trong trà rất cao, giá trà thành phẩm cũng đắt hơn so với các loại trà khác.

 

Trà trắng có quy trình chế biến vô cùng tối giản, chỉ làm héo và hong khô. Mục đích của việc hạn chế gia công là để giữ lại hình thức trắng muốt của bạch trà, việc sử dụng nhiệt độ cao có thể làm cháy các mao trà vốn rất nhạy cảm. Có thể sử dụng phương pháp phơi khô ngoài nắng, tuy giữ được các lông mao nhưng cách làm này tốn thời gian nên búp trà sẽ bị lên men từ 10-20% (điều này khiến nước trà được pha ra sẽ có màu hơi vàng). Tuy nhiên, hiện nay bạch trà được làm khô bằng máy nên mức độ oxy hóa chỉ ở mức 8-10%.

 

Trà trắng có hàm lượng vitamin các loại, polyphenol đến trên 37% cùng các chất dinh dưỡng quan trọng. Bên cạnh đó, trà trắng còn có khả năng hạn chế cholesterol, chống oxy hóa tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn tế bào ung thư.

 

  1. Trà Phổ Nhĩ

 

Văn hóa uống trà được lưu truyền từ ngàn xưa. Một tách trà ngon bao gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là loại trà được dùng. Nói đến trà, không thể bỏ qua được loại trà trứ danh từ Trung Quốc mang tên Phổ Nhĩ. Được mệnh danh là một trong những loại trà ngon và đắt đỏ bậc nhất trong các loại trà.

 

Nguyên liệu chính để làm trà Phổ Nhĩ chính là búp trà shan tuyết cổ thụ và được hái từ những cây trà cổ thụ trên 100 năm tuổi. Thông qua quá trình lên men hoàn toàn, hương vị của trà, vị chát sẽ dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn, đồng thời màu sắc của trà cũng thay đổi theo thời gian lên men từ màu xanh chuyển vàng rồi thành màu đen huyền bí. Chính vì thế, trà được lưu trữ càng lâu càng ngon và có giá trị. Một số loại trà Phổ Nhĩ hiếm và đắt nhất có tuổi đời hơn 50 năm.

Trà Phổ Nhĩ của Chát Nuts & Tea

 

Quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ cơ bản gồm các bước như sau: Hái – Xào – Phơi dưới nắng – Đóng bánh – Lưu trữ. Tuy nhiên, trà Phổ Nhĩ được chia làm hai loại là trà Phổ Nhĩ Sống và trà Phổ Nhĩ Chín, có sự khác biệt giữa 2 loại trà Phổ Nhĩ sống và Chín. Cụ thể,

 

Trà Phổ Nhĩ Sống:

 

Quy trình: Hái trà – Làm héo – Vò – Sấy khô – Lựa trà – Mao cha đóng bánh – Lên men dần theo thời gian.

 

Với trà Phổ Nhĩ sống, quá trình lên men được diễn ra từ từ theo năm tháng, để càng lâu, vị trà càng ngon, hương càng thơm, màu càng đẹp. Vì men trà sẽ trở nên mặn mà hơn theo thời gian. Chúng ta có thể thấy điều tương tự ở rượu vang – nho càng được ủ lâu rượu sẽ càng ngon. Quá trình lên men này được diễn ra hoàn toàn tự nhiên.

 

Trà Phổ Nhĩ Chín:

 

Quy trình: Hái trà – Làm héo – Sấy diệt men – Vò – Sấy khô – Lựa trà – Thúc đẩy lên men một lần – Đóng bánh.

 

Đối với trà Phổ Nhĩ chín, quá trình lên men được thúc đẩy nhanh để ra thành phẩm. Nếu như Phổ Nhĩ sống tính bằng đơn vị vài chục năm thì Phổ Nhĩ chín được tính bằng đơn vị ngày. Quá trình thúc đẩy lên men này chỉ diễn ra trong 45-65 ngày.

 

Trên thế giới có rất nhiều loại trà, nhưng có thể nói trà xanh, trà oolong, trà đen, bạch trà và trà phổ nhĩ là 5 loại chính thống và phổ biến nhất. Hy vọng thông qua bài viết quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về trà và có thể vận dụng những kiến thức về trà trong những buổi tán gẫu với bạn bè, động nghiệp và đối tác.

 

Nguồn: Tham khảo

Bài viết khác

Phân Biệt Các Loại Trà Phổ Biến Nhất

Hotline tư vấn: 0814 108 478
Zalo