Logo

Sự thật đáng ngạc nhiên về Trà Phổ Nhĩ - một trong những loại trà đắt nhất thế giới

Tin tức

Tin tức

Sự thật đáng ngạc nhiên về Trà Phổ Nhĩ - một trong những loại trà đắt nhất thế giới

Ngày đăng : 14/04/2023 - 11:46 AM

Phổ Nhĩ là một loại trà lừng danh thế giới, có xuất xứ từ Trung Quốc. Tương tự như rượu sâm panh đích thực phải đến từ Champagne - Pháp, Phổ nhĩ đích thực phải đến từ Vân Nam, Trung Quốc. Kyle Stewart - đồng sở hữu của The Cultured Cup và là một trong số 175 chuyên gia chè được chứng nhận trên toàn thế giới giải thích rằng trà Phổ Nhĩ là một loại trà lên men, có nghĩa là rất tốt cho đường ruột và sức khỏe tim mạch của bạn. Có gì thực sự đặc biệt trong một trong thập đại danh trà của Trung Quốc? Nếu bạn đang tò mò, hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà lừng danh thế giới, có xuất xứ từ Trung Quốc

 

Các loại trà Phổ Nhĩ phổ biến 

Trà Phổ Nhĩ được gọi với nhiều cái tên khác nhau như trà Nhân Đầu Cống,Kim Qua Cống, đây là loại trà dâng vua chúa khi xưa. Bạn có thể trong các cửa hàng, Phỗ Nhĩ được bày bán đẹp đẽ dưới dạng bánh trà, được làm từ trà thô hay còn gọi là mao trà. Lá trà cổ thụ sau khi được sơ chế sẽ ủ lên men thành Phổ Nhĩ chín hoặc ép nguyên chất thành bánh Phổ Nhĩ sống luôn. 

 

Trong các loại trà, trà Phổ Nhĩ có hình thành phẩm đa dạng và kỳ lạ nhất. Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất, loại trà này có thể được ép thành đa dạng các hình thù khác nhau. Bánh trà phổ biến nhất là loại tròn, dẹt khoảng 375g. Các hình dạng khác như để rời, hình viên gạch hoặc hình tổ yến.

 

Phổ nhĩ sống

Với trà thô, quá trình này bao gồm việc loại bỏ một phần nước khỏi lá trà bằng cách làm héo chúng để làm ngừng quá trình lên men. Lá trà đẹp và nguyên vẹn được phơi dưới nắng và mang đi ép bánh. Mao trà được đựng trong túi vải đặt vào máy ép chặt thành một bánh trà. Ép xong được để lên kệ để khô. Từ vài giờ đến vài ngày và tùy đầu vào của lá trà theo từng vùng, bánh trà sẽ khô. 

 

Phổ nhĩ chín

Với trà lên men, quá trình này cũng giống như vậy, ngoại trừ việc nó trải qua quá trình hậu lên men. Đó là phương pháp ủ ướt, là một quá trình mà lá trà bị phân hủy về mặt hóa học bởi nấm men, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác.

Phổ Nhĩ sẽ chuyển sang chế độ ‘chín’ sau khoảng 45 đến 60 ngày. Bí quyết ủ trà này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất khác nhau. Có khi người ta ngừng ủ để tạo ra trà chín một phần hoặc nhiều phần. Xét về mặt để lâu năm thì khả năng chuyển hóa của Phổ Nhĩ chín không bằng Phổ Nhĩ sống để lâu năm. Đồng thời, trà Phổ Nhĩ chín sẽ có mùi nồng một chút do ammonia xuất hiện trong quá trình lên men. Hiểu được điều này, khi pha trà sẽ dễ tìm được hương vị gốc của trà hơn.

Trong những loại trà Phổ Nhĩ chín, có loại gọi là lão trà đầu, thường được cuộn thành viên.. Khi cuộn trà lại thành viên khiến hơi nước được giữ lại bên trong, điều này giúp chúng chuyển hóa tốt hơn nên vị ngọt hơn. Đây là lý do khiến lão trà đầu đắt đỏ hơn loại cùng lô.

 

Phổ Nhĩ quýt

Trà Phổ Nhĩ quýt có lẽ là loại trà phổ biến nhất vì chúng khá rẻ lại dễ uống. Quả quýt được tách múi một cách khéo léo để vẫn giữ được vỏ quả nguyên vẹn, sau đó sẽ lấp đầy Phổ Nhĩ chín dạng rời vào trong và phơi khô. Khi uống bạn sẽ vừa cảm nhận được độ đậm của Phổ Nhĩ chín vừa dậy mùi tinh dầu quýt thơm mát. Loại này còn được gọi là trà tiểu thanh cam - với sự kết hợp tinh tế giữa hương trà thanh dịu và hương thơm của quýt 

 

Giá trị của trà Phổ Nhĩ phụ thuộc vào thời gian ủ trà. 3 giai đoạn chủ yếu tạo nên giá trị của trà là từ 5-10 năm, 10-20 năm và 50 năm trở lên. Vì vậy những bánh trà có niên đại 50 năm cực kỳ hiếm và giá đắt “trên trời”.

Cách pha và thưởng trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ chín sẽ có mùi nồng một chút do ammonia xuất hiện trong quá trình lên men

Cắt bánh trà và tìm đúng loại ấm

Tìm được dụng cụ pha trà phù hợp có sự ảnh hưởng rất lớn đến hương vị của trà. Dù mới uống hay đã sa chân là Trà đạo lâu năm, bạn cũng cần lưu ý đến điều này. Bình inox hay ấm thủy tinh có thể tiện dụng, nhưng dùng chúng để pha trà Phổ Nhĩ thì không khác nào ‘ném tiền qua cửa sổ’. 

 

Các loại ấm tử sa hay ấm đất chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn có được hương vị thơm ngon từ loại trà quý. Dùng ấm đất sẽ giúp lược được vị đắng đầu và gạt đi được mùi nồng ở Phổ Nhĩ chín còn mới, nhờ đó mới tìm được vị ngậy thơm của trà. 

Bạn nên tráng ấm với nước nóng để tạo nhiệt cho trà. Dùng dụng cụ chuyên dụng để tách trà từ bánh trà to cho mỗi lần pha. Hạn chế tiếp xúc với tay để tránh làm hương trà bị thay đổi.

 

Đánh thức trà

Tráng trà với nước sôi ở 80 độ, tráng đều tay rồi lắc nhẹ ấm rót ra ngay, để lâu trà có thể bị đắng.

Ủ trà

Đây là công đoạn quyết định vị trà được đánh thức đến mức nào. Bánh trà vị dịu có thể pha 7g trà với 100ml nước, bánh trà vị đậm lâu năm có thể dùng 3g trà cho 100ml nước. Tùy theo khẩu vị mỗi người thưởng trà mà sử dụng tỷ lệ nước và trà khác nhau.

Trà Phổ Nhĩ sống thì nước đầu hãm lâu hơn, nước hai có thể ngắn hơn nước đầu, nước ba dài hơn hoặc bằng nước đầu. Càng nước sau thì lại thêm thời gian vào. Bởi vậy, pha trà Phổ Nhĩ đến cả chục nước là chuyện bình thường.

Thông thường, để trà đồng đều hương vị, trà được rót ra chén tống, tiếp đó là rót ra chén nhỏ (chén quân) để thưởng thức.

 

Khi pha trà Phổ Nhĩ, màu nước trà đỏ nâu sánh rất đẹp và sang. Trà Phổ Nhĩ có hương vị chát dịu lúc đầu với mùi thơm cực kỳ đặc trưng như mùi trái cây chín mọng pha lẫn hương gỗ mục. Trà chát đậm giống trà thông thường thì không phải trà chuẩn. Vị ngọt hậu đọng lại càng uống càng thích.

Trà Phổ Nhĩ chín thường được dùng để giảm cân, chúng giàu nguyên tố vi lượng và các axit amin tốt cho cơ thể. Trà Phổ Nhĩ sống giàu polyphenol nên thanh lọc cơ thể rất tốt.

Trà Phổ Nhĩ có hương vị chát dịu lúc đầu với mùi thơm cực kỳ đặc trưng như mùi trái cây chín mọng

Tại thị trường Việt Nam, loại trà này vẫn còn nhiều thông tin mới mẻ nên xuất hiện nhiều loại trà giả giá rẻ vài trăm nghìn một cân là trà giả. Nếu bạn cần tìm trà Phổ Nhĩ chuẩn xuất xứ, chất lượng cao thì tham khảo ngay tại gian hàng Chát nuts and tea nhé. 

 
Bài viết khác

Sự thật đáng ngạc nhiên về Trà Phổ Nhĩ - một trong những loại trà đắt nhất thế giới

Hotline tư vấn: 0814 108 478
Zalo